25/02/2014

THẤY GÌ TRONG THIẾT KẾ CẦU TREO BỊ ĐỨT!

Nguyễn Tấn Thành

Có rất nhiều stt mổ xẻ về vụ này, nhưng chưa có một sự phân tích sâu sắc về sai lầm của thiết kế cầu này, hòng để xem lại các cầu khác, cũng như là bài học cho các kỹ sư khi thiết kế các máy móc khác.
Nhìn vào cầu trong hình ta thấy gì:
- Tay vịn lang cang vững chắc, ở đây dùng hai cây V4 chạy dọc theo cầu, mỗi m có một trụ V4
- Mặt cầu được lót bằng sắt tấm dày tầm 2mm được các đinh tán xuống các dầm dưới.
- Hình không cho thấy hệ dầm dưới nhưng khi bị đứt như vậy, mặt cầu không bị biến dạng, vẫn phẳng, chứng tỏ hệ dầm dưới khá kiên cố.
- Mỗi m của sàn, dầm, lang cang này phải tới 200kg và 54m đó, khối lượng nó không dưới 10 tấn.

Và như vậy với sự kiên cố đó của cái mặt cầu, lang cang đã làm tăng trọng lượng vô ích của cái cầu này lên quá lớn. Nếu hệ cáp, neo chịu được 11,5 tấn mà khối lượng cầu đã 10 tấn còn tải trọng người là 1,5 tấn thì bản thân cầu không tải đã ngấp nghé sự an toàn.

Đây là một sai sót thiết kế thường gặp phải với những người thiếu kiến thức căn bản. Thay vì gia cố hệ cáp, neo giằng, thì họ lại gia cố mặt cầu, lang cang làm tăng tải trọng vô ích, khiến tải trọng hữu ích nhỏ lại đến mức có thể gây tai nạn.

Hy vọng đây là bài học cho tất cả chúng ta trong việc thiết kế nói chung và thiết kế cầu treo nói riêng. Mong mọi người có trách nhiệm xem lại tất cả các cầu treo hiện hành quanh mình. Và nhớ nguyên tắc, cầu càng nhẹ bao nhiêu thì càng an toàn bấy nhiêu.
Thấy gì trong thiết kế cầu treo Lai Châu bị đứt !

Có rất nhiều stt mổ xẻ về vụ này, nhưng chưa có một sự phân tích sâu sắc về sai lầm của thiết kế cầu này, hòng để xem lại các cầu khác, cũng như là bài học cho các kỹ sư khi thiết kế các máy móc khác.

Nhìn vào cầu trong hình ta thấy gì:
- Tay vịn lang cang vững chắc, ở đây dùng hai cây V4 chạy dọc theo cầu, mỗi m có một trụ V4 
- Mặt cầu được lót bằng sắt tấm dày tầm 2mm được các đinh tán xuống các dầm dưới.
- Hình không cho thấy hệ dầm dưới nhưng khi bị đứt như vậy, mặt cầu không bị biến dạng, vẫn phẳng, chứng tỏ hệ dầm dưới khá kiên cố.
- Mỗi m của sàn, dầm, lang cang này phải tới 200kg và 54m đó, khối lượng nó không dưới 10 tấn.

Và như vậy với sự kiên cố đó của cái mặt cầu, lang cang đã làm tăng trọng lượng vô ích của cái cầu này lên quá lớn. Nếu hệ cáp, neo chịu được 11,5 tấn mà khối lượng cầu đã 10 tấn còn tải trọng người là 1,5 tấn thì bản thân cầu không tải đã ngấp nghé sự an toàn. 

Đây là một sai sót thiết kế thường gặp phải với những người thiếu kiến thức căn bản. Thay vì gia cố hệ cáp, neo giằng, thì họ lại gia cố mặt cầu, lang cang làm tăng tải trọng vô ích, khiến tải trọng hữu ích nhỏ lại đến mức có thể gây tai nạn.

Hy vọng đây là bài học cho tất cả chúng ta trong việc thiết kế nói chung và thiết kế cầu treo nói riêng. Mong mọi người có trách nhiệm xem lại tất cả các cầu treo hiện hành quanh mình. Và nhớ nguyên tắc, cầu càng nhẹ bao nhiêu thì càng an toàn bấy nhiêu.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyen Kim đã chia sẻ ảnh của Dân Choa.

hãy nhìn kỹ chỗ vỡ, chứng tỏ cái bulon này được gia công ở một cơ sở gia đình ( trông 
như sản phẩm đúc gang ). Dùng để neo cầu mà dùng cái này thì sao không sập cầu.



Nó đây này 

Một cái chết kèm theo nhiều cái chết khi đi qua cái cầu. Tit Bin thì khá tâm linh, cho rằng người chết nặng lắm, hồn ma không muốn đi chơi một mình...
Lắm người, nhiều ý. Báo chí thì vội đưa tin...cầu đứt cáp treo.
Thực sự thì cấp không đứt, nó chỉ tuột khỏi đai ốc tăng mà thôi.
Chuyên gia xây dựng Thiện Đỗ nhận xét qua ảnh của hiện trường phán thế này, này :

“Không phải đứt dây cáp mà đứt tăng đơ. Do nhà thầu không hiểu bản chất của tăng đơ là chịu kéo nên đã dùng que hàn để thổi tạo lỗ. Quá trình hàn đã biến thép thành gang nên khả năng chịu kéo rất thấp”.

Rất có lý. Giờ thì tìm nhà thầu chính, thầu phụ, tư vấn giám sát và nhà nào gia công cái đai ốc kia. Chuyện còn dài...
Dân Choa

5 commentaires:

  1. Chết mặc bay,tiền thầy bỏ túi rồi !!!

    RépondreSupprimer
  2. Như vậy thì làm sao hòan thành kế họach bắc cầu lên cung trăng cho Trung Cộng lên thăm chị Hằng ???? Mt68

    RépondreSupprimer
  3. Cách giải thích dùng que hàn thổi lỗ làm cho thép biến thành gang e không khoa học lắm đâu, vì cơ bản phải biết tính chất của thép là gì và gang là gì, rồi tốt xấu của heat treating, tempering, quenching ... kẻo cuối cùng lại đổ tội cho thằng thợ hàn thấp cổ bé miệng.

    Con mắt neo cáp bị gãy làm cho cầu sập là chính xác, và chất lượng của con mắt này tồi cũng chính xác. Nhưng nhà thiết kế chọn phương thức này hay nhà thầu tự ý nghĩ ra cách dùng "ốc neo". Cầu treo đi bộ thì đã được xây dựng rất nhiều khắp nơi, vậy cách dùng ốc neo có phải là cách phổ biến không? Tìm hiểu chuyên môn thì sẽ thấy đây là phương pháp tồi vì thiếu kinh nghiệm.

    Rồi ốc neo phải là là con ốc thép đạt tiêu chuẩn hay là con ốc tự chế? Rồi con ốc đạt chuẩn thì phải mua từ đâu, hay con ốc tự chế thì phải làm theo quy trình nào, kiểm định chất lượng và thử tải ra sao ra sao trước khi đưa vào xử dụng. Cũng phải biết rằng kiếm đâu ra cục thép đạt chuẩn để rồi cắt gai, thổi lỗ, vân vân hay là đúc đại cục gang rồi đem đi gia công ... Trách nhiệm của nhà thiết kế là phải nêu rõ vật liệu phải được xử dụng và tiến hành như thế nào.

    Phải nhìn nhận dùng con ốc neo là một thiết kế tồi, để mà đi chỉnh sửa lại tất cả các thiết kế tương tự hòng tránh cảnh tang thương lặp lại. Và đương nhiên trách nhiệm ở đây không phải của anh thợ hàn!

    RépondreSupprimer
  4. Chỉ nhìn qua ảnh thì chưa thể "phán" như đinh đóng cột về thiết kế. Có thể nói thiết kế thân cầu là "có vẻ" quá nặng, không cần thiết. Tuy nhiên nếu thiết kế dây cáp, trụ neo tương xứng với nó thì không thể đứt như vậy. Khẳng định "cầu càng nhẹ thì càng an toàn" cũng không đúng, không khoa học. Cầu quá nhẹ sẽ không giữ được ổn định khi gió to. Thực tế đã chứng minh qua vụ thảm họa đứt cầu treo kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Xem ở đây: http://www.youtube.com/watch?v=j-zczJXSxnw

    Thông tin mới nhất cho thấy: dây cáp chịu được tải trọng tối đa là 79 tấn trong khi ốc neo lại quá nhỏ (hoặc chất lượng qua kém). Tóm lại, nguyên nhân sập cầu là do kĩ sư, tiến sĩ đủ các loại của Việt Nam là giỏi nhất thế giới nên mới ra nông nỗi này.

    RépondreSupprimer
  5. Được biết tiền chi cho việc xây dựng những cây cầu này là viện trợ nhân đạo của Đan Mạch (không rõ từ chính phủ hay phi chính phủ). Tất cả những công trình kiểu này đều không tránh khỏi bị bòn rút dã man (chuyện thường ngày ở huyện!). Nhưng ít nhất nếu bà con vẫn được cây cầu mà đi cho đỡ cực thì thôi coi như việc nhân đạo cũng đã được thực hiện. Đằng này không những chúng đã bòn rút mà còn ngu dốt cộng với vô lương tâm làm chết bao người vô tội, xong lại còn đổ cho bà con dân tộc thiểu số là thiếu hiểu biết nên quá tải, cộng hưởng! Tiên sư chúng nó, cầu có trọng tải cho phép là 1,5 tấn thì khi thử tải tối thiểu cũng phải chất lên đấy ba lần như thế. Thế thì 50 người tính cả trẻ con làm sao đã vượt ngưỡng chịu tải của cầu? Còn cộng hưởng: phải là đi đều bước (như duyệt binh) mới có thể gây ra cộng hưởng chứ? Đúng là chỉ tìm cách ngụy biện.
    Không hiểu các ông bà Đan Mạch mà biết chuyện này từ nay có con dám làm nhân đạo với lũ chó chết này nữa hay không?

    RépondreSupprimer